Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:51

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 21:53

# Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

# Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 22:22

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
– Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,…: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,…
+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,…
– Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Lê Hoàng Lâm
Xem chi tiết
Đoàn Văn Liêm
26 tháng 1 2016 lúc 19:27

1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

            + Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

            + Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

            + Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

            + Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

            + Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

            + Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,… 

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

3. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

            Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Hoàng Tử
6 tháng 3 2019 lúc 9:11

u

Bình luận (0)
Aikatsu Mizuki
6 tháng 3 2019 lúc 9:21

Sự khác nhau về chuyên môn hóa nông nghiệp:

Tiêu chí

Trung du miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Chuyên môn hóa sản xuất

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu…).

- Đậu tương, lạc, thuốc lá, cây ăn quả, cây dược liệu.

- Chăn nuôi lợn.

- Cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu.

Tiêu chí

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Chuyên môn hóa sản xuất

- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp vụ đông, cây ăn quả (một số loại).

- Đay cói

- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.

- Thủy sản nước ngọt, nước lợ.

- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).

- Cây ăn quả nhiệt đới.

- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn) phát triển hơn.

- Vùng có ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển nhất cả nước.

Nguyên nhân:

- Tây nguyên có địa hình cao nguyên rộng lớn, khí hậu nhiệt đới, đất đỏ badan rất thích hợp để phát triển các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.Nguyên nhân:

Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như các điêu kiện kinh tế - xã hội:

- Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp, đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh) thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp,

- Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh nên thuận lợi để trồng rau cao cấp vụ đông; nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc nên nhu cầu về thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa rất lớn phát; tiếp giáp biển với các vùng cửa sông cùng mạng lưới ao hồ là điều kiện phát triển thủy sản.

- Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, diện tích đất mặn đất phèn lớn, khí hậu nhiệt đới thích hợp cho các loại cây đay cói...phát triển; hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp lớn nên chăn nuôi gia cầm phát triển; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (70%) với các bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn…nên ngành thủy sản đặc biệt ngành nuôi trồng phát triển nhất cả nước.

Người giải: Aikatsu Mizuki

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 9 2019 lúc 8:26

Gợi ý làm bài

- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng hằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.

- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Đồng hằng sông Cửu Long khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có địa hình dốc chiếm ưu thế nên việc trồng cây dài ngày thích hợp hơn: Đồng hằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình, đất đai thích hợp hơn đối với các loại cây ngắn ngày.

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất,...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 9 2019 lúc 3:17

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có trồng các loại rau cao cấp (xem bảng 25.1 sgk Địa lí 12 trang 107-108)

=> Chọn đáp án A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2017 lúc 11:26

Gợi ý làm bài

a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Giống nhau:

+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa.

+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa,...).

b) Giải thích khác nhau về chuyên môn hóa giữa hai vùng

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông.

+ Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,...).

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng).

+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn.

Bình luận (0)
Khương Hoàng Anh
Xem chi tiết
TRẦN MINH THIÊN
11 tháng 9 2021 lúc 19:47

1.e/Đồng bằng Bắc bộ (ĐB sông Hồng )
2.b/Dải đồng bằng duyên hải miền trung 
3.c/Đồng bằng Sông Cửu Long 
4.d/Tây nguyên 
5.a/Trung du và miền núi Bắc Bộ 
Chọn k đúng dùm ha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Quang
11 tháng 9 2021 lúc 20:02

5- a)Trung du và miền núi Bắc Bộ 

2- b)Dai đồng bằng duyên hải miền trung 

3- C)đồng bằng Sông Cửu Long 

4- d)Tây nguyên 

1- e)Đồng bằng Bắc bộ (ĐB sông Hồng )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hải An
15 tháng 9 2021 lúc 16:00

1e;2b;3c;4d;5a

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 5 2019 lúc 18:06

HƯỚNG DẪN

a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

b) Giải thích

- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.

+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Tây Nguyên

+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:

- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.

- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 3 2019 lúc 2:11

Đáp án: A

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) nên thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều, chăn nuôi bò.

Như vậy, sự khác nhau về khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 1 2017 lúc 4:23

a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.

- Tinh hình phát triển:

+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).

- Cơ cấu ngành:

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...

+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.

- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.

+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),

b) Giải thích

- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).

+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..

+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.

+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.

+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...

Bình luận (0)